Gà bị nấm vảy chân do đâu? Chia sẻ cách điều trị bệnh
Gà bị nấm vảy chân khôg phải hiện tượng hiếm gặp trong quá trình nuôi dưỡng, huấn luyện chiến kê. Phần vảy chân xuất hiện đốm đỏ hoặc hồng khiến sức khoẻ gà suy sút, ảnh hưởng xấu đến phong độ. Trong bài viết sau, Sv88 chia sẻ đến anh em những nguyên nhân gây bệnh và phương án chữa trị hiệu quả.
Khái quát về tình trạng gà nấm vảy chân
Gà bị nấm vảy chân thực tế không phải trường hợp quá hiếm gặp khi chăm sóc và huấn luyện chiến kê. Khi mắc bệnh, phần chân gà sẽ có những mảng đốm hồng hoặc đỏ. Phần vảy chân gà bị rộp lên, ngày càng lan rộng. Sau đó tình trạng này sẽ gây bong tróc, lở loét. Thịt bên trong chân nhũn giống như hoại tử.
Khi chiến kê bị nấm vảy chân thường mang đến cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, mất ngủ. Ngoài ra căn bệnh còn tạo điều kiện cho một vài bệnh bội nhiễm khác thuận lợi phát triển. Trường hợp không chữa kịp thời, tình trạng nấm vảy ngày càng nguy hiểm hơn. Thậm chí sư kê phải bỏ con gà đá đó bởi chúng đã mất khả năng thi đấu.

Các nguyên nhân chính khiến gà bị nấm vảy chân
Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều quan trọng giúp sư kê khắc phục, cải thiện sức khỏe cho gà đá tốt hơn. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gà nấm vảy chân. Sau đây là những lí do chủ đạo anh em cần biết để tìm cách trị phù hợp:
- Chiến kê thường xuyên thi đấu, thực hiện những bài tập vần hơi, vần đòn hoặc áp dụng cách vần gà tơ chưa đúng cách khiến chân bị ảnh hưởng. Cụ thể là gặp phải hiện tượng sưng cụm bàn chân hoặc sưng vảy ở chân.
- Do quá trình bạn chăm nuôi gà chưa đảm bảo, không sạch sẽ, môi trường ẩm ướt.
- Sau khi gà đá thi đấu, sư kê chăm sóc không đúng cách. Bạn không ngâm chân gà hay xử lý vết thương dẫn đến bộ phận này bị tổn thương, gây nấm vảy.
- Gà bị nấm vảy chân do chân sưng phồng, vi khuẩn xâm nhập.
- Xuất phát từ các loại bệnh lý như bạch lỵ, bệnh lậu đế, bệnh viêm dịch…
Chia sẻ cách điều trị tình trạng gà bị nấm vảy chân
Biểu hiện gà nấm vảy chân xuất hiện khá rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhận thấy dấu hiệu các triệu chứng, anh em cần xử lý ngay. Qua đó ngăn chặn bệnh sớm phát triển nhanh. Sau đây là những phương án chữa trị nấm vảy chân gà hiệu quả bạn nên áp dụng:
Sử dụng thuốc
Khi thấy tình trạng gà bị nấm vảy chân trở nặng, sư kê nên dùng thuốc Ketoconazol 200mg celltrion để chữa trị cho chúng. Liệu trình sử dụng cụ thể như sau:
- Anh em cho gà uống một viên, cách hai ngày uống một lần.
- Chiến kê uống đến viên thứ 2 thì dừng, mục đích tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Sử dụng nước muối trị gà bị nấm vảy chân
Phương pháp được áp dụng trong trường hợp tình trạng bệnh còn đơn giản, dễ kiểm soát. Muối chính là chất sát khuẩn tự nhiên, hỗ trợ hạn chế quá trình bệnh lây lan. Bên cạnh đó loại bỏ vỏ nấm một cách hiệu quả. Lưu ý rằng anh em chỉ nên áp dụng theo mẹo chữa trị này trong giai đoạn mới chớm bệnh để tối ưu hiệu quả.
Cách thực hiện không quá khó khăn như sau:
- Bước 1: Sư kê dùng muối pha loãng cùng nước ấm tạo thành hỗn hợp nước đồng nhất.
- Bước 2: Đặt chân gà ngâm trong dung dịch trên tầm 5 phút. Sau đó bạn sử dụng bàn chải trực tiếp chà vào phần nấm ở chân nhằm loại bỏ bớt lớp nấm.
- Bước 3: Sư kê lau khô phần nước, bôi thuốc Ketomycine lên chân gà.
Anh em nên thực hiện theo cách trên liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Riêng với thuốc bôi nên kiên trì từ 7 – 10 ngày. Chắc chắn tình trạng nấm vảy chân ở gà sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bí quyết chăm sóc gà bị nấm vảy chân sau khi trị bệnh
Tình trạng nấm vảy chân ở gà có thể khắc phục được qua nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên không thể phủ nhận quá trình chăm sóc chiến kê đúng cách là yếu tố rất quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời ngăn chặn hiệu quả bệnh tái phát trở lại ở chiến kê. Chính vì vậy sau khi chữa cho gà đá khỏi nấm vảy chân bạn vẫn cần chú ý:
- Sử dụng miếng vải hút nước hoặc miếng lót mềm để hạn chế cho chiến kê trực tiếp tiếp xúc xuống nền đất. Nhờ vậy mà tình trạng nấm vảy chân nhanh chóng cải thiện hơn, giảm bớt lây nhiễm.
- Giữ môi trường sống của gà đá sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo. Điều này giúp gà phát triển khoẻ mạnh, hạn chế nguy cơ bệnh tật.
- Bổ sung cho chiến kê chế độ dinh dưỡng đủ chất và hợp lý để chúng nhanh chóng tái tạo năng lượng.
Kết luận
Gà bị nấm vảy chân khiến chúng luôn cảm thấy khó chịu. Tuy không phải bệnh nặng nhưng nếu sư kê không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chiến kê. Đặc biệt là với gà đá, khả năng chiến đấu bị giảm sút đáng kể.