Chia sẻ quy trình huấn luyện gà đá đầy đủ từ A – Z

Quy trình huấn luyện gà đá - Chăm sóc gà từ khi còn nhỏ

Chia sẻ quy trình huấn luyện gà đá đầy đủ từ A – Z

Quy trình huấn luyện gà đá cần được thực hiện nghiêm ngặt để chiến kê có được sự tự tin tung cước, né đòn và hạ gục được đối thủ khi ra trận. Tuy nhiên, với những sư kê mới tìm hiểu tập tành đá gà thì chưa chắc đã nắm rõ được quy trình đào tạo, huấn luyện gà chọi sao cho đúng cách. Vì vậy, bài viết sau đây SV88 sẽ bật mí bí quyết huấn luyện gà chọi đầy đủ từ A – Z, mời anh em theo dõi và tìm hiểu nhé.

Chăm sóc từ khi gà còn nhỏ

Bước đầu tiên trong quy trình huấn luyện gà đá chính là nuôi dưỡng và chăm sóc ngay từ khi chúng còn nhỏ. Trước khi gà biết gáy, sư kê phải cho thả rông tự nhiên trong không gian rộng rãi. Với chế độ dinh dưỡng cho gà trong giai đoạn này cần có sự đa dạng, phong phú và đầy đủ dưỡng chất.

Quy trình huấn luyện gà đá - Chăm sóc gà từ khi còn nhỏ
Quy trình huấn luyện gà đá – Chăm sóc gà từ khi còn nhỏ

Gà được thả tự do và ăn uống đầy đủ sẽ giúp xương, gân gối phát triển tốt và tăng thêm sự bền bỉ khi trưởng thành. Sư kê có thể thả gà đá theo bầy đàn, kết hợp với đó là theo dõi sức khoẻ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Nếu phát hiện có cá thể nào yếu, hay bị bệnh vặt thì hãy loại bỏ càng sớm càng tốt, chỉ giữ lại những chiến kê khỏe mạnh để chăm sóc và huấn luyện.

Quy trình huấn luyện gà đá – Thời điểm gà lên chuồng

Gà lên chuồng là giai đoạn vô cùng quan trọng mà sư kê cần nắm bắt nếu muốn huấn luyện ra chiến kê có sức khoẻ tốt, có những cú đá dũng mãnh. Thời điểm này gà đã được 7 tháng tuổi, đã bắt đầu biết gáy và tách khỏi bầy đàn. Lúc này, trong quy trình huấn luyện gà đá chuẩn, anh em cần cho chiến kê chuyển lên chuồng để nuôi theo từng con riêng biệt.

Ở giai đoạn này, mỗi ngày sư kê chỉ cho ăn uống, chăm sóc và theo dõi sự phát triển của gà đá chứ không nên bắt ra bắt vào thường xuyên để đảm bảo gà phát triển hoàn thiện bộ lông đẹp nhất. Thời gian để gà lên chuồng tầm 3 tháng, sau đó sư kê chuyển qua đào tạo.

Cắt tỉa lông cho chiến kê

Đây là giai đoạn tạo dáng cho gà và phô diễn hết những cơ bắp lực lưỡng của chiến kê, mang đến điểm nhấn hấp dẫn khi bước lên sới. Không có một quy định cụ thể nào về việc cắt tỉa lông mà tuỳ vào sở thích cũng như phụ thuộc vào giống gà, thời tiết các mùa trong năm để sư kê quyết định.

Thông thường, nếu cắt tỉa vào mùa hè thì phần lông được cắt nhiều hơn so với mùa đông. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào giống gà anh em nuôi để biết phần lông nào nên cắt và phần nào nên giữ lại.

Các việc cần làm khi đào tạo huấn luyện gà chọi
Các việc cần làm khi đào tạo huấn luyện gà chọi

Đào tạo gà đá

Bước cuối cùng trong quy trình huấn luyện gà đá là đào tạo chiến kê. Thời điểm tốt nhất để đào tạo gà là khi chúng được tầm 10 – 11 tháng tuổi. Các chiến kê cần trải qua 2 lần sát hạch cơ bản trước khi đi vào đào tạo chính thức đó là mở mỏ và thử chân. Mỗi lần sát hạch kéo dài khoảng 10 phút.

Ở giai đoạn này, các sư kê sẽ theo dõi được khả năng tấn công và né đòn của các gà chiến. Thông qua những đặc điểm này, anh em sẽ có được những đánh giá khách quan để từ đó lựa chọn được gà đá có tiềm năng. Theo đó quy trình đào tạo gà chọi cũng như học cách nuôi gà đá chân mạnh được thực hiện như sau:

Om chườm

Các sư kê nên thực hiện công việc om chườm hàng ngày. Mỗi ngày sẽ chuẩn bị nồi nước om được nấu từ những loại dược liệu thảo mộc như gừng, sả, nghệ, ngải cứu, cúc tần,… rồi đun sôi thật kỹ, dùng khăn mềm vắt kiệt nước rồi om chườm.

Mục đích chính của việc om chườm là để làm sạch da, giúp da dày hơn và thông khí huyết vô cùng hiệu quả. Sau khi om chườm hoàn tất, sư kê cho gà đi phơi nắng để tránh lông bị mốc, bị khô.

Luyện tập thể lực

Mỗi ngày, trong quy trình huấn luyện gà đá và đào tạo, sư kê cần cho gà luyện tập thể lực để nâng cao sức khoẻ, tăng sự săn chắc của các cơ bắp và mang đến sự dẻo dai, bền bỉ. Về việc tập thể lực, sư kê có thể lựa chọn các phương pháp như: chạy lồng, nhảy thùng, vần hơi, hẫng chân rơi tự do,…

Luyện tập đối kháng

Cuối cùng, sư kê cần cho gà chiến ra trận thi đấu trực tiếp với đối thủ. Lúc mới đầu chỉ cho thi đấu 1 hồ, dần dần tăng lên 2, 3 hoặc 4 hồ liên tiếp. Sau khi gà đã hoàn thành các bài tập luyện cần cho nghỉ ngơi đủ ngày và chăm sóc thật kỹ lưỡng để nhanh lành vết thương và lấy lại thể lực.

Trong quá trình tập luyện thi đấu, sư kê cần chú ý quan sát kỹ càng. Nếu thấy gà bị đau vượt qua giới hạn của chúng thì cho dừng lại để tránh vỡ đòn. Ngoài ra, mức độ tập luyện cũng cần phù hợp, không ép gà chiến bởi mỗi chú gà đá sẽ có thể lực và khả năng khác nhau.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ quy trình huấn luyện gà đá từ khi chúng còn nhỏ đến khi đủ tuổi ra trận cho các sư kê tham khảo. Hy vọng rằng qua đó, các sư kê đã có thêm được những kiến thức hữu ích trong việc chăm nuôi và huấn luyện gà đá rồi nhé. Nếu muốn cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan đến kiến thức nuôi gà chọi nhanh và chính xác thì đừng quên theo dõi trang web thường xuyên nhé.